Nổi mụn cóc khi mang thai phải làm sao?
- suckhoemevabe
- Sep 17, 2019
- 2 min read
Nhiều chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai bỗng nhiên xuất hiện các cục mụn cóc ở da tay, chân, hay thậm chí là ở bộ phận sinh dục. Đi phẫu thuật hay dùng thuốc thì sợ ảnh hưởng tới em bé. Vậy phải làm sao?
Dấu hiệu mụn cóc khi mang thai
Bệnh do virus HPV lây nhiễm nhiều con đường, chủ yếu là do sinh hoạt bất cẩn lây từ người khác. Nhiều bà bầu xuất hiện các triệu chứng như: nhiều vết li ti như hạt gạo nổi lên các vùng da khác nhau trên cơ thể. Những vết này tuy không đau đớn, nhưng khá bất tiện vì đang mang thai.
Người bệnh nặng hơn sẽ tạo thành các vết mụn to, kéo thành từng đám trên da. Với mụn cóc vùng kín còn có thể lây sang bẹn, hậu môn, cổ tử cung... Ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bà mẹ

HPV mụn cóc có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Khi mang thai nồng độ oestrogen trong máu người mẹ tăng cao, điều này gián tiếp làm vết mụn cóc nhanh phát triển và dễ lan rộng hơn. Đa số các bác sĩ không dùng phương pháp phẫu thuật trong lúc này, vì dễ bị chảy máu, nhiễm trùng. Việc điều trị thường được tiến hành sau khi sinh con.
Mụn cóc có lây sang em bé không?
Câu trả lời là khá hiếm. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp em bé bị nổi mụn cóc trong cổ họng gây nghẹt đường thở. Lúc này các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng các phương pháp laser để thông đường thở cho bé.
Đối với mẹ bầu, nhiều người bị mụn cóc nặng, gây nghẹt cổ tử cung. Lúc này phương pháp mổ lấy thai sẽ được áp dụng.

Vậy Mẹ bầu cần làm gì khi bị mụn cóc?
Cách tốt nhất là nên đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, hướng dẫn liệu pháp đúng đắn. Tính mạng của 2 mẹ con là điều quan trọng nhất, nên tuyệt đối tránh xa các phương pháp điều trị "trên mạng".
Xem thêm: Dùng miếng dán chữa mụn cóc
Komentáře