Mụn Cóc Ở Trẻ Em - Các Bà Mẹ Nên Làm Gì?
Trẻ em là đối tượng dễ mắc mụn cóc do tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và không vệ sinh kĩ càng. Bệnh có ảnh hưởng nhiều đến trẻ, nguyên nhân và cách chữa trị mụn cóc như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Độ tuổi nào trẻ dễ bị mụn cóc nhất?
Khoảng 10 – 20% trẻ nhỏ sẽ bị mụn cóc ít nhất 1 lần trong đời, so với các bé trai, các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, từ 12 – 16 tuổi là độ tuổi bé dễ bị mụn cóc nhất.
Mặc dù mụn cóc dễ lây lan nhưng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé. Tóm lại ngoại trừ thai nhi, còn lại ở bất cứ độ tuổi nào, bé cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân là do trẻ em vốn rất hiếu động, thích chạy nhảy, cắn móng tay, hay đi chân không, hay nghịch đất cát, nên trầy xước chân tay là điều khó tránh khỏi. Virus HPV lại rất dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua các vết trầy xước trên da, từ đó gây ra mụn cơm, mụn cóc.

Cách chữa mụn cóc cho trẻ
Trẻ em vốn dĩ có làn da mỏng manh nhạy cảm nên cha mẹ phải chọn phương pháp an toàn với bé, không nên nhỏ axit sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cũng không nên bôi các loại thuốc có thành phần axit mạnh, sẽ ăn mòn và gây sẹo làm mất thẩm mỹ.
Những bài thuốc dân gian như: Lá tía tô, tỏi, đu đủ, nha đam, chuối… cũng có thể áp dụng vì khá an toàn tuy nhiên lại lâu khỏi hoặc không khỏi.
Cha mẹ cũng có thể cho bé chữa mụn cóc bằng nitơ, được gọi là phương pháp áp lạnh hay phẫu thuật lạnh. Phương pháp này sẽ được thực hiện lặp lại 2-4 lần mỗi 1 đến 3 tuần.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ dùng nitơ lỏng để làm đông lạnh mụn cóc và nó có thể sẽ làm bé hơi khó chịu một chút. Khi những cách trên không có tác dụng, bác sĩ sẽ đề nghị cho đốt, cắt hay loại bỏ mụn cóc bằng tia laser. mặc dù hiệu quả mang lại khá cao, nhưng cách này rất dễ để lại sẹo.
Làm thế nào để phòng ngừa mụn cóc cho trẻ?
Để ngăn ngừa tình trạng mụn cóc đối với trẻ em, các bậc cha mẹ cần phải chú ý những điều sau:
-
Giúp trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay để tránh nguy cơ lây nhiễm mụn cóc.
-
Không cạo, bóc nốt mụn cóc sẽ khiến nốt mụn to lên và lan ra xung quanh nên thực hiện hủy mụn cóc khi trẻ đã tắm rửa sạch sẽ.
-
Bạn cũng nên rửa sạch tay, sử dụng găng vô trùng và thật cẩn thận khi thao tác cho con để tránh lây nhiễm.
-
Sau khi làm xong, bạn nên rửa tay thật kĩ và lau khô tay bằng khăn sạch, tốt nhất là bạn hãy giặt chiếc khăn này bằng nước nóng sau khi sử dụng xong.
-
Giữ cho tay, chân luôn sạch sẽ, khô ráo để tạo môi trường sạch sẽ cho virus không xâm nhập.
-
Các thành viên trong gia đình nên dùng riêng biệt các dụng cụ vệ sinh để tránh lây lan mụn cóc sang bé và ngược lại.

Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp bạn cẩn thận và chú ý hơn đến trẻ để tránh mụn cóc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con em mình.